Gợi ý đồ ăn dặm cho bé 7 tháng dinh dưỡng mà đơn giản

Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng của trẻ khi trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với thức ăn phong phú dinh dưỡng bên ngoài. Tuy nhiên giai đoạn ăn dặm cũng khiến nhiều mẹ lúng túng khi không biết cho con ăn dặm với thức ăn nào hay đồ ăn dặm cho bé là gì? Vậy để giải đáp thắc mắc này hôm nay hãy cùng hotelniwatokyo.com tìm hiểu về đồ ăn dặm cho bé 7 tháng qua bài viết dưới đây nhé!

I. Nhu cầu dinh dưỡng với bé 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi nhiều cha mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm bên cạnh việc dùng sữa mẹ.  Tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn chưa biết được nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng cần những nhóm thực phẩm nào? Khi trẻ 7 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung cho con những dưỡng chất như:

NHóm dinh dưỡng cho bé 7 tháng khi ăn dặm
  • Tinh bột: Mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi ăn cháo để bổ sung tinh bột.
  • Chất xơ: Bé 7 tháng tuổi nên được bổ sung chất xơ từ trái cây và rau củ.
  • Trái cây: Những loại quả giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho thực đơn của bé khi ăn dặm.
  • Rau lá xanh: Rau cung cấp cho bé nhiều chất xơ và vitamin. Hãy mạnh dạn bổ sung mồng tơi, rau dền, mồng tơi vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
  • Chất đạm: Trứng, Thịt lợn, Đậu phụ, Cá trắng… là nguồn đạm phù hợp cho bé 7 tháng tuổi.

II. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn dặm cho trẻ

Để xây dựng được chế độ ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi thì bạn cần phải chú ý đến một số nguyên tắc như sau:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ trong năm đầu đời nên bạn không nên cho trẻ ngừng bú hoàn toàn. 
  • Cha mẹ cũng nên đảm bảo không cho con ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… sẽ ảnh hưởng đến gan thận của trẻ.
  • Khi chế biến bữa ăn cho trẻ, cố gắng giữ hương vị nguyên bản của thức ăn và tránh thêm gia vị để giúp phát triển vị giác của trẻ, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn, và tập thói quen ăn uống cho con. 
Nên ăn đồ luộc để giữ nguyên vị cho bé khi ăn dặm
  • 10g gạo và 70ml nước là nguyên tắc chuẩn khi nấu cháo trong thực đơn cho bé biếng ăn.
  • Bổ sung chất béo khi nấu bữa ăn cho trẻ (cần cân đối giữa chất béo thực vật và động vật). 
  • Lượng thức ăn bạn cho trẻ ăn phải phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ.
  • Để tránh nhàm chán, mẹ nên thường xuyên thay đổi đồ ăn cho con.
  • Sau 19h mẹ nên cho trẻ uống sữa để cơn đói đêm không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. 
  • Thỉnh thoảng, để thay đổi khẩu vị cho trẻ, nên cho trẻ ăn một ít rau luộc, để trẻ dần quen với thức ăn và tập ngậm, nhai và cầm nắm thức ăn.

III. 5 đồ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dinh dưỡng

1. Cháo chim bồ câu và ngô ngọt

Đây là một đồ ăn dặm cho bé 7 tháng được nhiều mẹ chuẩn bị cho con khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm. Cháo chim bồ câu ngô ngọt chứa nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ với cách thực hiện đơn giản như sau:

Cháo chim bồ câu ngô ngọt dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Thịt chim bồ câu: 20 gam
  • Bột gạo: 20 gam
  • Vài hạt ngô non

Cách thực hiện

  • Đầu tiên đem thịt bồ câu xay nhuyễn rồi xào chín cùng 1 thìa cafe dầu ăn và 10g ngô ngọt xay nhỏ, lọc bỏ bã ngô.
  • Hòa tan 20gr bột gạo với nước luộc chim bồ câu rồi khuấy đều tay.
  • Sau 5 phút thì cho hỗn hợp chim và ngô quấy đều đến khi bột chín. 

2. Cháo thịt bò – Đồ ăn dặm cho bé 7 tháng

Thịt bò cùng các loại rau như bí đỏ, nấm, đậu hà lan sẽ cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất trong giai đoạn ăn dặm. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu:

  • 30g thịt bò
  • Cháo trắng
  • 1 miếng bí đỏ
  • Nấm rơm
  • Đậu Hà Lan
  • Phô mai
  • Dầu ô liu

Cách thực hiện:

Cháo thịt bò dinh dưỡng thích hợp cho bé ăn dặm
  • Thịt bò rửa sạch, để ráo, thái miếng nhỏ
  • Rửa bí đỏ, nấm rơm, đậu hà lan, sau đó thái nấm thành hạt lưu, bí đỏ, đậu hà lan hấp chín, tán nhuyễn. 
  • Đặt chảo lên bếp, vặn lửa vừa, cho dầu oliu vào rồi cho thịt bò vào đảo đều. Sau đó thêm nấm vào xào chín, sau đó cho bí đỏ, đậu hà lan vào đảo đều. 
  • Cháo trắng nấu sôi đảo đều. Tắt lửa và thêm phô mai.
  • Cho cháo ra tô, tắt bếp và cho vào máy xay nhuyễn.

3. Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g;
  • Tôm: 20gr
  • Rau cải ngọt: 20g;
  • Dầu ăn cho bé

Chuẩn bị

  • Tôm rửa sạch, lột vỏ, rút chỉ đen và lấy phần thân, đem hấp chín rồi xay nhỏ.
  • Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch, rồi đem xay nhuyễn lọc lấy nước.
  • Hòa bột gạo với 200ml nước, rồi khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho tôm và rau vào, khuấy đều cho đến khi chín.
  • Đồ ra bát và thêm chút dầu ăn cho bé.

5. Bột thịt lợn rau ngót

Tương tự như cách nấu bột tôm rau cải ngọt thì đồ ăn dặm cho bé 7 tháng – bột thịt lợn rau ngót là món ăn bạn có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cách thực hiện cũng đơn giản như:

Nguyên liệu:

  • Bột gạo;
  • Rau ngót;
  • Thịt lợn nạc;
  • Dầu ăn.

Cách thực hiện

  • Thịt nạc rửa sạch rồi xay nhuyễn, rau ngót rửa sạch xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
  • Bắc nồi lên bếp, cho bột gạo trộn đều với nước rau ngót, sau đó cho thịt xay vào và khuấy đều khi bột chín, thêm chút dầu ăn là hoàn thành. 

6. Cháo dashi 

Cháo Dashi – Đồ ăn dặm cho bé 7 tháng ngon dinh dưỡng

Nguyên liệu:

  • Nước dùng dashi với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, súp lơ,..

Cách chế biến:

  • Gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc rau củ, cho nước vào nấu rau củ chín mềm, sau đó rau củ chín thì vớt ra rồi nghiền và ray. Phần nước còn lại chính là nước dashi.
  • Thêm gạo đã vo sạch vào nước dashi với tỷ lệ 1:5, hầm cháo đến khi chín nhừ thì thêm phần rau củ đã nghiền nhuyễn vào bát, vậy là đã có đồ ăn dặm cho bé 7 tháng đơn giản và dinh dưỡng rồi!

IV. Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Dưới đây là thực đơn ăn dặm dành cho bé 7 tháng theo Viện dinh dưỡng trung ương mà bạn có thể áp dụng cho trẻ nhà mình:

Giờ Thứ 2+4 Thứ 3+5 Thứ 6+CN Thứ 7
6h Bú mẹ hoặc sữa từ 150-200ml
9h Bột thịt lợn nấu rau xanh Bột thịt gà nấu rau xanh Bột thịt bò nấu rau bina Bột trứng
10h Chuối tiêu: ½ quả Đu đủ chín: 50g ½ quả hồng xiêm 50g xoài
11h Bú mẹ hoặc sữa 
14h Bột trứng gà nấu rau xanh Bột cua nấu rau xanh Bột tôm Bột thịt lợn nấu rau xanh
16h Nước cam ngọt
18h Bột cua nấu rau xanh Bột đậu xanh nấu rau xanh Bột thịt gà nấu rau xanh Bột gan

Trên đây là một số chia sẻ về đồ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi được nhiều cha mẹ tìm hiểu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích khi cha mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Đừng quên cập nhật thông tin mới nhất về Món ngon của chúng tôi nhé!